Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa hồng nhung cổ – Ông Điền Food

Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa hồng nhung cổ - Ông Điền Food

Ông Điền Food – Hoa hồng nhung cổ là loài hoa không thể thiếu trong các dịp lễ cũng như những sự kiện trọng đại, hoa hồng nhung cổ được xem nhưng là là loài hoa hồng truyền thống ở nước ta. Còn gì ý nghĩa hơn khi được tặng hoa hồng nhung cổ do chính tay trồng đến người bạn yêu thương.

1. Nguồn gốc của hoa hồng nhung cổ

Ở nước ta, hoa hồng nhung cổ đã xuất hiện rất lâu, cây hoa đã gắn liền với văn hóa của người Việt. Hoa hồng nhung cổ được xem như là loài hoa hồng truyền thống và không khó để bắt gặp hình ảnh chậu hoa hay vườn hoa hồng nhung cổ thơm nồng.

2. Phân bố của hồng nhung cổ

Với đặc tính dễ thích nghi, sinh trưởng tốt lại kháng được nhiều sâu bệnh, hoa hồng nhung cổ được trồng ở khắp cả nước, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi.

3. Đặc điểm của hồng nhung cổ

Hoa hồng nhung cổ là loại cây thân bụi thấp thuộc thân gỗ, cây có nhiều cành và nhánh, có gai cong. Rễ cây dạng chùm, khi bộ rễ lớn phát sinh nhiều rễ phụ kèm theo. Lá có dạng kép hình lông chim, ở mép lá có các răng cưa. Tuỳ giống mà lá có màu sắc xanh đậm hay xanh nhạt và răng cưa nông hay sâu. Cây cho hoa quanh năm, vào mùa đông hoa có màu đỏ đậm, màu đỏ nhạt hơn vào mùa hè.Hoa hồng nhung cổ có cánh hoa dày, số lượng cánh từ 15 – 25 cánh, đường kính hoa từ 6 – 11cm vào những mùa thời tiết lạnh, hoa có thể có đường kính đến 12cm.

4. Điều kiện sinh trưởng của hồng nhung cổ

Cũng như các loài hoa hồng khác, cây hoa hồng nhung cổ sinh trưởng tốt ở loại đất có pH từ 6 – 6,5. Hồng nhung cổ chịu được những điều kiện khắc nghiệt tốt, ưa nắng và gió. Đồng thời, hoa hồng nhung cổ rất dễ trồng và dễ chăm sóc.

5. Ý nghĩa của hồng nhung cổ

Với màu đỏ đặc trưng, hoa hồng nhung cổ mang biểu tượng cho một tình yêu nồng cháy, mãnh liệt, lãng mạn và vĩnh cửu. Màu đỏ thắm ấy, hoa hồng nhung cổ còn mang ý nghĩa may mắn đến cho người trồng và người được tặng.

6. Chuẩn bị trồng hồng nhung cổ

6.1 Vị trí trồng

Hoa hồng nhung cổ rất ưa nắng và gió, ngay cả trồng trong chậu hay không thì đều có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Bạn có thể trồng cây ngay trước sân nhà để làm tiểu cảnh hoặc trồng trong chậu đặt tại ban công, sân thượng, cửa sổ, bạn làm việc,… đều được. Chỉ cần đảm bảo cây nhận được đủ ánh nắng từ 6 – 8 tiếng và lượng nước cũng như phân bón.

6.2 Đất trồng

Hoa hồng nhung cổ sinh trưởng tốt nhất ở loại đất tơi xốp, có độ pH từ 6 – 6,5, giàu chất dinh dưỡng và chất hữu cơ. Bạn có thể chuẩn bị đất trồng theo 2 cách:

  • Trộn đất với phân trùn quế theo tỉ lệ: 4:1
  • Sử dụng đất sạch đã được phối trộn sẵn chuyên dùng cho cây hoa, cây kiểng.

6.3 Chọn cây giống

Khi chọn giống cây, bạn nên chọn những cây đã trồng trong chậu hoặc giỏ ươm. Lựa chọn những cây có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, tức là cây có thân mập mạnh, lá nhiều và xanh tươi, cuống lá to và cành nhiều. Bạn nên chọn mua cây giống ở những vườn hoa, cây kiểng có uy tín và có kinh nghiệp lâu năm trong việc chiết cành cũng như giâm cành, như vậy tỉ lệ sống sót của cây giống sẽ cao hơn.

7. Kỹ thuật trồng hoa hồng nhung cổ

Bước 1

Đầu tiên, bạn cho đất đã chuẩn bị vào chậu, đổ một ít nước để tạo độ ẩm cho đất. Sau đó tạo một lỗ hổng vừa đủ để đặt cây giống xuống.

Bước 2

Cây giống sau khi mua về, bạn tiến hành xé bỏ lớp bọc bên ngoài bầu cây. Và đặt cây vào lỗ hổng vừa tạo. Để tránh cây bị đứt rễ, bạn cần dùng 1 tay giữ cho cây thẳng, 1 tay lấp đất. Sau cùng ấn nhẹ phần đất đã lấp cho cây là được.

Bước 3

Sau khi trồng, bạn đừng quên tưới đẫm nước cho cây, chờ sau vài ngày đến khi đất khô thì mới tiếp tục tưới.

8. Cách chăm sóc hồng nhung cổ sau khi trồng

8.1 Tưới nước

Bạn cần tưới 2 lần/ngày cho cây hoa hồng nhung cổ vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Vào những ngày mưa, bạn nên giảm số lần tưới lại. Bạn phải đảm bảo đất luôn có độ ẩm nhất định, không quá khô cũng không ướt sũng. Để hạn chế sâu bệnh, bạn không nên tưới nước vào buổi chiều tốt.

8.2 Tỉa lá và nụ

Bạn cần cắt tỉa cây thường xuyên để cây đâm ra chồi mới. Bạn tiến hành cắt tỉa những cành và lá đã già hay bị hư do sâu bệnh để hạn chế tình trạng sâu bệnh hút hết chất dinh dưỡng của cây.

8.3 Bón phân

Bạn cần bổ sung thêm phân hữu cơ như phân trùn quế cho cây định kỳ 1 lần/tháng. Nhưng nếu bạn sử dụng đất sạch đã phối trộn sẵn thì bạn chỉ cần bổ sung 1 lần sau mỗi 2 tháng vì trong 60 ngày cây đã được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

8.4 Phòng trừ sâu bệnh

Cây nhung cổ có thể mắc một số sâu bệnh trên hoa hồng, cần phải theo dõi thường xuyên tình trạng của cây để phòng và chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn không được tưới nước cho cây và chiều tối. Một lưu ý nhỏ cho bạn là nên thu hoạch hoa hồng nhung cổ vào sáng sớm hoặc chiều khi cây còn nhiều nước, nhiều nhựa để giúp nhành hoa lâu tàn và héo hơn, đồng thời phòng được một số sâu bệnh gây hại. Bạn đừng quên tưới nước cho cây trước khi cắt và tưới nhiều hơn mọi ngày để cành bông hồng nhung giữ nhiều nước hơn.

9. Phương pháp nhân giống hồng nhung cổ

Bạn có thể nhân giống hoa hồng nhung cổ bằng cách giâm cành. Bạn dùng dao cắt thành những đoạn có độ dài khoảng từ 8-10cm và ngâm trong chậu nước sạch hoặc thuốc kích rễ. Sau đó, bạn dùng dao sắc cắt đoạn gốc thêm một lần nữa nhưng lần đoạn cắt bỏ đi ngắn hơn. Tiếp đến bạn hãy cắm cành đã cắt vào đất nền giâm, và tưới phun sương thường xuyên cho cây sau mỗi 4 tiếng. Sau khoảng 10 ngày thì cây sẽ bắt đầu ra rễ, vào lúc này, bạn tiến hành trồng cành đã giâm như trồng cây giống là được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *